QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU CƠ BẢN TRÊN MÁY ACL 9000

I. NGUYÊN LÝ

Máu được chống đông bằng Natricitrat 3,8%, ức chế  ion Calci, sau đó cho thừa một lượng hóa chất hoạt hóa yếu tố đông máu tạo cục đông, dùng phương thức phát hiện ánh sáng tán xạ để đo thời gian đông máu huyết tương.


Máy xét nghiệm ACL

- Xét nghiệm APTT: Thời gian phục hồi calci của huyết tương citrat hóa sau khi ủ với một lượng thừa Kaolin (hoạt hóa yếu tố tiếp xúc) và Cephalin (thay thế yếu tố 3 tiểu cầu) có trong dung dịch APTT- sp. Giúp đánh giá chính xác các yếu tố khác của đường đông máu nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII). Với xét nghiệm này, điều kiện hoạt hóa yếu tố tiếp xúc cũng như số lượng, chất lượng tiểu cầu trong mẫu kiểm tra không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
- Xét nghiệm PT: Máu chống đông bằng Natri citrat sẽ được phát động quá trình đông máu theo con đường ngoại sinh khi phục hồi Calci và có mặt Thromboplastine. Dựa vào đặc tính này để khảo sát thời gian đông của huyết tương sau khi cho thừa Thromboplastin calci để đánh giá các yếu tố đông máu đường ngoại sinh( yếu tố: II, V, VII, X).
- Fibrinogen: Đo gián tiếp qua PT.

II. CHỈ ĐỊNH

- Bệnh nhân làm phẫu thuật, thủ thuật
- Bệnh nhân dùng chất chống đông
- Bệnh nhân nặng theo dõi cấp 1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện
- Bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu
- Kỹ thuật viên khoa Huyết học – Truyền máu
2. Bệnh phẩm:
- Bệnh phẩm: lấy 1,8 ml máu toàn phần vào ống chứa sẵn 0,2 ml chất chống đông Tri Na Citrate (9NC/3,8%). Tỷ lệ 1 chất chống đông + 9 máu toàn phần, quay ly tâm 10 phút, tốc độ 3000 - 3500 vòng/phút. Hút 500µl huyết tương vào cóng để tiến hành xét nghiệm. Máu thử không được để quá 4 giờ.
3. Phương tiện, hóa chất
- Phương tiện:
+ Máy đông máu ACL 9000
+ Pipett: 100 - 1000 μl
- Sinh phẩm, hóa chất, vật dụng tiêu hao:
+ Rotor, đầu côn
+ APTT-SP: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C khi mở nắp để không quá 30 ngày.
+ PT- Fibrinogen: Pha với 8ml nước cất; bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C; để không quá 8 ngày.
+ Calibration Plasma: Pha với 1ml nước cất; bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C; để  không quá 24 giờ.
+ Normal Control: Pha với 1ml nước cất; bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C; để không quá 24 giờ.
+ Canci: Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C, khi mở nắp để không quá 30 ngày.
* Vị trí thuốc thử:           A1: Calibration Plasma.
                             R1: PT- Fibrinogen.
                             R2: APTT reagent.
                             R6: Nước cất.
                             R8: Canci.
                             Vị trí 1: Normal control.
- Trang bị an toàn:
+ Bình đựng dung dịch nước thải
+ Găng tay
4. Phiếu xét nghiệm
Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Khởi động máy
- Kiểm tra nguồn điện cắm vào máy.
- Kiểm tra giấy in, hoá chất, Rotor, bình thải, Rotor đã sử dụng.
- Bật công tắc nguồn.
- Đợi máy kiểm tra xong thì nhập:   User: Lab Manager
Pass: Level 3
- Vào mục: Diagnostic/Priming để chạy rửa máy đầu ngày.
2. Phân tích mẫu:
* Chạy Control:
- Những trường hợp cần chạy Control:
+ Sau khi khởi động máy mỗi ngày, trước khi chạy mẫu.
+ Khi đổi lô hóa chất.
+ Sau khi chuẩn máy.
+ Sau khi thay thế các bộ phận của máy.
- Chạy Control:
+ Đặt typ có control đến vị trí hút mẫu và chạy mẫu như mẫu bình thường .
+ Sau khi có kết quả, kiểm tra lại các thông số có nằm trong khoảng chấp nhận hay không.
+ Nếu kết quả nằm trong khoảng chấp nhận thì tiến hành chạy mẫu bệnh nhân.
* Chạy mẫu bệnh nhân
Bước 1: Cài đặt thông tin bệnh phẩm
- Vào Analysis/Loadlist
- Kích chọn vị trí Loadlist còn trống nhỏ nhất rồi nhấn vào biểu tượng 

-  Nhấn chọn Enter/Edit Sample ID.
- Nhập Sample ID hoặc tên bệnh phẩm cho mẫu đầu tiên.
- Nhấn ▼ để nhập ID hoặc tên cho mẫu tiếp theo.
- Chọn Test cần chạy  trong  
   cột Test List rồi nhấn  để xác 
 nhận.
- Sau khi nhập xong hết các mẫu nhấn chọn 3 lần.
Bước 2: Phân tích mẫu
- Vào mục Analysis/Profile
- Tích chọn Loadlist No. và nhập số thứ tự Loadlist vừa tạo ở trên.
- Chọn Material Map để xem và kiểm tra vị trí từng hoá chất.
- Nhấn Start để bắt đầu phân tích mẫu.
3. Tắt máy cuối ngày
- Vào mục Diagnostic/Cleaning để rửa máy cuối ngày.
- Đặt hóa chất rửa vào vị trí số 6 và số 7 trên khay hóa chất.
- Mục Cycle No. nhập giá trị là 5 rồi nhấn Start để rửa máy.
- Nhấn vào biểu tượng  
   để thoát khỏi chương trình.
- Tắt công tắc nguồn.    
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Đối chiếu giá trị thu được của bệnh nhân với giá trị của Khoảng tham chiếu sinh học
- Nếu giá trị trong Khoảng tham chiếu sinh học: trả kết quả cho bệnh nhân.
- Nếu thấy một hoặc nhiều chỉ số có giá trị bất thường (ngoài khoảng Tham chiếu) thì cần xem xét lại các yếu tố sau: chất lượng mẫu máu, chẩn đoán bệnh, tình trạng máy,
- Cần thì chạy lại, nếu thấy phù hợp trả kết quả bệnh nhân:
 

Chỉ số
Khoảng tham chiếu sinh học
Đơn vị
PT
70- 140
%
INR
0.8- 1.4

APTT
26- 36
giây
rAPTT
0,85- 1,2

Fibrinogen
2-4
g/l

* Biện luận kết quả: 
-  PT:
+ Tỷ lệ phức hợp Prothrombin bình thường >70%, <70% trong các trường hợp rối loạn đường đông máu ngoại sinh do giảm nồng độ các yếu tố phức hệ Prothrombin.
Xét nghiệm này nhạy nhất với sự thiếu hụt Prothrombin.
Giảm tổng hợp các yếu tố phức hệ prothrombin thường gặp khi suy giảm tế bào gan, thiếu vitaminK, do tiêu thụ trong đông máu nội mạch rải rác, giảm sợi huyết nặng, đang điều trị chống đông dạng dẫn xuất Coumarin.
- APTT
+ APTT bình thương là 26- 36 giây. Nếu kết quả kéo dài trên 8-10giây so với chứng được gọi là kéo dài.Nhưng kết quả kéo dài hơn chứng 20 giây mới coi là bệnh lý, đánh giá bằng chỉ số rAPTT (APTT bệnh/ chứng).
·         APTT bình thường: rAPTT = 0,85 -1,2.
·         APTT rút ngắn: rAPTT < 0,85.
·         APTT kéo dài: rAPTT > 1,2.
+ APTT gặp trong trường hợp rối loạn đường đông máu nội sinh do thiếu hụt bẩm sinh yếu tố VIII, IX , XI, XII hoặc mắc phải do tăng tiêu thụ các yếu tố đông máu trong đông máu nội mạch rải rác, có chống đông lưu hành, suy tế bào gan, điều trị thuốc chống đông, heparin…
- Fibrinogen
+ Nồng độ fibrinogen bình thường: 2 - 4g/l.
+ Nồng độ fibrinogen giảm: <2g/l.
+ Nồng độ fibrinogen tăng: >4g/l.

VII. GHI CHÚ

Một số lưu ý khi tiến hành xét nghiệm:
- Kiểm tra kỹ mẫu máu đảm bảo máu không bị đông, máu phải được xét nghiệm trong vòng 4 giờ kể từ khi lấy máu.
- Một số trường hợp bệnh nhân có Triglycerit cao, viêm tụy cấp: huyết tương đục ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
- Lưu ý lượng hóa chất, giờ pha hóa chất PT và lượng nước thải trong bình nước thải.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các sự cố về bơm, ống dây bị hở, nghẽn kim hút,  buồng đo, dòng điện không ổn định… trong khi chạy máy.  


Biên Soạn: Trương Công Sỹ

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU CƠ BẢN TRÊN MÁY ACL 9000 QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU CƠ BẢN TRÊN MÁY ACL 9000 Reviewed by sy on 05:45 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Hình ảnh chủ đề của merrymoonmary. Được tạo bởi Blogger.