Bệnh u lympho Hodgkin
1. Đại cương
Bệnh u lympho Hodgkin lần đầu tiên được bác sĩ Thomas Hodgkin mô tả năm 1832.Là bệnh ác tính xuất phát đầu tiên từ hạch hoặc 1 tổ chức lympho nào đó trong cơ thể, bệnh lúc đầu khu trú, sau đó có xu hướng lan rộng chủ yếu bằng đường bạch huyết đến các tổ chức khác. Mô bệnh học, thể điển hình có TB sternberg.
U hạch Hodgkin là tình trạng các tế bào trong các hạch của hệ miễn dịch tăng trưởng 1 cách bất thường, vô tổ chức và không thể kiểm soát được. Dựa vào mô học, bệnh U lymphô được chia làm hai nhóm chính là bệnh Hodgkin và bệnh U lympho không Hodgkin (Non-Hodgkin). Các ung thư hạch có liên quan đến tế bào Reed-Sternberg được phân vào nhóm bệnh Hodgkin. Các ung thư xuất phát từ các gốc tế bào không phải là tế bào Reed-Sternberg được phân vào nhóm bệnh non-Hodgkin. Hai loại này có triệu chứng gần giống nhau, đều có hạch to nhưng về tần suất thì Hodgkin ít gặp hơn so với U lymphô không Hodgkin và tiên lượng thì tốt hơn
Tế bào Reed-Sternberg đươc hình thành từ tế bào liên võng nội mô. Đây là các tế bào kích thước lớn, đường kính 30-60 micromet, nguyên sinh chất rộng bắt màu kiềm, có một hoặc nhiều nhân, nhân lớn, hình hạt cà phê đối xứng (Hình mắt kính), có hạt nhân (do các hạt vùi tạo thành), có khoảng sáng quanh nhân, lưới nhân thô.
Tế bào Reed-Sternberg đươc hình thành từ tế bào liên võng nội mô. Đây là các tế bào kích thước lớn, đường kính 30-60 micromet, nguyên sinh chất rộng bắt màu kiềm, có một hoặc nhiều nhân, nhân lớn, hình hạt cà phê đối xứng (Hình mắt kính), có hạt nhân (do các hạt vùi tạo thành), có khoảng sáng quanh nhân, lưới nhân thô.
Tế bào u lympho Hodgkin |
1.1. Dịch tễ học
Bệnh U lymhphô là một trong mười bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay có hơn 1 triệu người mắc bệnh U lymphô với khoảng 360.000 người mới được phát hiện hằng năm tương đương gần 1.000 người mỗi ngày. Ở phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở châu Á. Đối với nước ta, ước tính có khoảng hơn 2.400 người mới mắc bệnh ở đủ các lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Qua khảo sát tiến hành ở nhiều quốc gia cho thấy hơn 50% người dân chưa biết bệnh lý này và ở ta hiện đa số các trường hợp bệnh khi đến các cơ sở điều trị thường đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
Tỉ lệ mắc ở người Việt Nam là 0.3/100 000 dân, gặp ở mọi lứa tuổi.
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp đôi nữ giới
1.2. Yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác của bệnh u lympho Hodgkin chưa được biết rõ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng là nhiễm khuẩn (ví dụ như virus gây ra bệnh sốt và sưng hạch), có thể có vai trò trong sự phát triển của bệnh u lympho Hodgkin. Một số virus: EBV (Epstein-Barr virus), HIV có thể làm tăng nguy cơ phát triển u lympho Hodgkin
Suy yếu hệ thống miễn dịch: sau phẫu thuật cấy ghép tạng, sau nhiều đợt điều trị ung thư.
Tuổi: bệnh khởi phát ở trẻ trên 3 tuổi nhưng phổ biến nhất trong số các thanh thiếu niên và người lớn tuổi từ 55 tuổi trở lên.
Tiền sử gia đình: có người thân (có quan hệ trực hệ) đã mắc u lympho Hodgkin.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị Hodgkin mà không thấy có các yếu tố nguy cơ trên.
2. Triệu chứng
2.1. Lâm sàng
Triệu chứng tại hach: hạch to dần
Triệu chứng phổ biến nhất, 1 đến vài hạch, thường tạo thành chùm
Thường không đau, không nóng, không đỏ, kích thước có thể từ rất bé (0,3cm) đến lớn (vài cm), thậm chí rất lớn (10 – 20cm)
Hạch ở 1 hoặc nhiều vùng, cùng bên hoặc 2 bên cơ hoành. Có thể gặp ở góc hàm, dọc cơ UĐC, hố thượng đòn, nách, bẹn, trung thất, ổ bụng, amydal
Hạch thường chắc, cứng, di động. Giai đoạn muộn hạch to, ít di động, có thể đau do chèn ép thần kinh hoặc nóng đỏ nếu bị viêm phối hợp
Triệu chứng ngoài hạch
Có thể có gan to, lách to
Các triệu chứng bệnh ác tính: ra mồ hôi ban đêm, sốt, sụt cân >15% trọng lượng cơ thể không giải thích được, suy kiệt dần
Có thể có triệu chứng thâm nhiễm của tố chức lympho, tuyến ức, mạc treo, ống tiêu hoá, vòm họng, tuỷ xương
Biểu hiện chèn ép tổ chức xung quanh do hạch to: hội chứng trung thất, vàng da do hạch rống gan chèn ép đường mật, phù chân thứ phát do chèn ép bạch mạch hố chậu hoặc háng, khó thở và cò cử do chèn ép khí quản phế quản, hoặc chèn ép tuỷ sống, hội chứng horner do chèn hạch giao cảm
Ngứa gặp 25%, là biểu hiện nặng.
Mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá
2.2. Cận lâm sàng
Hạch đồ
Hạch tăng sinh, chủ yếu dòng lympho (ở các lứa tuổi), nhưng đa số các TH có biểu hiện tính chất đa hình thái: gặp các BC hạt trung tính, BC hạt ưa acid, ĐTB, mônocyte, TB xơ.
Điển hình: TB Reed Sternberg: TB có kích thước rất to, nhân to, xù xì, nhiều múi, nguyên sinh chất ưa base nhẹ, không có hạt đặc hiệu, các TB thường đứng riêng lẻ, ko kết thành đám
Sinh thiết hạch
Hình ảnh tăng sinh lympho, tăng sinh xơ, tăng sinh TB bán liên, đặc biệt sự có mặt các TB Reed sternberg, đảo lốn cấu trúc hạch. Chia 4 thể:
É Thể chủ yếu lymphocyte: 5%, tiên lượng tốt
É Thể xơ nốt: 50%, tiên lượng tốt, gặp ở nữ nhiều
É Thể hỗn hợp TB: 40%, tiên lượng xấu
É Thể giảm mất TB lympho: 5%, tiên lượng rất xấu. 2 thể nhỏ: thể xơ lan toả kèm nghèo TB, đặc biệt TB lympho. Thể liên võng: rất ít TB lympho, rất nhiều TB reed sternberg
Hóa mô miễn dịch mảnh sinh thiết
Xét nghiệm máu
Thiếu máu: giảm HC, Hb, Hct. Giai đoạn muộn càng rõ
Giảm tiểu cầu.
Bạch cầu có thể tăng nếu nhiễm trùng phối hợp và giảm khi hoá trị liệu
Máu lắng tăng
LDH tăng
Rối loạn chức năng gan thận
Giai đoạn muộn có rối loạn đông máu
Cận lâm sàng khác
Chẩn đoán hình ảnh
É Để đánh giá ung thư phát triển đến đâu
É X quang, SA, CT, MRI: hạch trung thất, ổ bụng
Thử miễn dịch kháng nguyên có trên bề mặt tế bào ung thư (CD: Cluster Differential).
Nhiễm sắc thể tế bào hạch
HTLV – 1, EBV, HIV
3. Chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán xác định
Lâm sàng: hạch to, gan lách to, dấu hiệu chèn ép
Cận lâm sàng có giá trị quyết định chẩn đoán: sinh thiết hạch, hạch đồ. Dựa vào kết quả mô bệnh học và hoá mô miễn dịch qua sinh thiết hạch hoặc khối u. Dựa vào xét nghiệm hoá mô miễn dịch phân ra ULKH tế bào B, tế bào T, không B không T.
3.2. Phân chia giai đoạn
Phân chia giai đoạn.
É Giai đoạn 1: Tổn thương ở 1 vùng hạch đơn độc, hoặc ở 1 vị trí ngoài hạch đơn độc
É Giai đoạn 2: Tổn thương ở 2 vùng hạch trở lên, nhưng còn ở 1 phía cơ hoành, có thể bao gồm cả tổ chức ngoài hạch
É Giai đoạn 3: Tổn thương hạch hoặc tổ chức ngoài hạch ở cả 2 phía của cơ hoành
É Giai đoạn 4: Tổn thương lan toả và rải rác nhiều nơi của các tổ chức liên kết ngoài hạch (tuỷ xương, gan..) có thể có hoặc không có tổn thương hạch lympho.
Kết hợp lâm sàng để phân chia mức độ A, B:
É Khi có ít nhất 1 trong các triệu chứng kèm theo: sốt > 38độ không giải thích được, ra mồ hội đêm, sút cân không giải thích được > 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng
É Không có triệu chứng trên
U lymho ngoài hạch tiên phát: u xuất hiện đầu tiên, thậm chí là duy nhất ở ngoài hạch lympho
4. Điều trị.
4.1. Hoá trị liệu
4.1.1. U lympho Hodgkin
MOPP: thường điều trị 6 đợt, nhắc lại sau 28 ngày
Có nhiều tác dụng phụ: hay gặp leucemie thứ phát
Thuốc cho 1 đợt:
É Nitrogen mustard (Mechlorethamine): 6mg/ m2 TM ngày 1 và 8
É Vincristin: 1,4mg/ m2 TM ngày 1 và 8
É Procarbanzin: 100mg/ m2 uống ngày 1 đến 14
É Prednisolon: 40mg/ m2 uống ngày 1 đến 4 ở chu kỳ 1 và 4
Chu kỳ điều trị là 28 ngày, sử dụng 6 – 12 đợt thì kết quả đưa lại khá ổn định
Có thể thay Mechlorethamine bằng Cyclophosphamid 650mg/m2 truyền TM ngày 1, 8.
ABVD
Khoảng 70 – 80% lui bệnh hoàn toàn, > 50% duy trì tình trạng lui bệnh 10 – 15 năm
Thuốc 1 đợt:
É Adriamycin (Doxorubicin): 25mg/ m2 TM ngày 1 và 15
É Bleomycin: 10mg/ m2 TM ngày 1 và 15
É Vinblastin: 6mg/ m2 TM ngày1 và 15
É Dacarbazin: 357mg/ m2 ngày 1 và 15
Chu kỳ điều trị 28 ngày, điều trị ≥ 6 đợt
ChVPP
Thuốc 1 đợt:
É Chlorambucil: 6mg/ m2 uống ngày 1 đến 14
É Vinblastin: 6mg/ m2 TM ngày 1 và 8
É Procarbazin: 6mg/ m2 uống ngày 1 đến 14
É Prednisolon: 40mg/ m2 uống ngày 1 đến 14
Cứ 28 ngày dùng 1 đợt, điều trị ≥ 6 đợt
MOPP/ ADV
Thuốc 1 đợt:
É Nitrogen mustard: 6mg/ m2 TM ngày 1
É Vincristin: 1,4mg/ m2 TM ngày 1
É Procarbazin: 100mg/ m2 uống ngày 1 đến 7
É Prednisolon 40mg/ m2 uống ngày 1 đến 14
É Adriamycin: 35mg/ m2 TM ngày 8
É Bleomycin 6mg/ m2 TM ngày 8
É Vinblastin 6mg/ m2 TM ngày 8
Cứ 28 ngày dùng 1 đợt, điều trị ≥ 6 đợt
MOP/ BAP
Thuốc 1 đợt:
É Nitrogen mustard: 6mg/ m2 TM ngày 1
É Vincristin 1,4mg/ m2 TM ngày 1 và 8
É Procarbazin: 100mg/ m2 uống ngày 2 đến 12
É Bleomycin 2mg/ m2 TM ngày 1 và 8
É Adriamycin 30mg/ m2 TM chậm ngày 8
É Prednisolon 40mg/ m2 uống ngày 1 đến 12
Chu kỳ điều trị 28 ngày, điều trị ≥ 6 đợt
4.1.2. U lympho Nonhodgkin
Phác đồ CHOP – R
Cyclophosphamid 750mg/m2/ngày truyền TM ngày 1.
Adriamycin (Doxorubicin): 25mg/ m2 TM ngày 1.
Vincristin 1,4mg/m2/ngày TM ngày 1.
Prednisolon 100mg/ngày uống ngày 1 đến 5.
Rituximab: 375mg/m2/ngày truyền TM ngày 1.
Lưu ý chỉ dùng Rituximab khi CD 20 dương tính
Phác đồ CHOP
Cyclophosphamid 750mg/m2/ngày truyền TM ngày 1.
Adriamycin (Doxorubicin): 25mg/ m2 TM ngày 1.
Vincristin 1,4mg/m2/ngày TM ngày 1.
Prednisolon 100mg/ngày uống ngày 1 đến 5.
Phác đồ BACOP
Cyclophosphamid 750mg/m2/ngày truyền TM ngày 1.
Adriamycin (Doxorubicin): 25mg/ m2 TM ngày 1.
Vincristin 1,4mg/m2/ngày TM ngày 1.
Prednisolon 100mg/ngày uống ngày 1 đến 5.
Bleomycin 8mg/m2/ngày truyền TM ngày 1 và 8.
Phác đồ EPOCH
Adriamycin (Doxorubicin): 10mg/ m2 TM ngày 1 – 4.
Etoposide: 100mg/ngày TM ngày 1 – 4.
Vincristin 1,4mg/m2/ngày TM ngày 1 – 4.
Cyclophosphamid 200mg/ngày uống ngày 1 – 5.
Prednisolon 40mg/ m2 uống ngày 1 đến 5
4.2. Xạ trị
Áp dụng cho BN hạch nhỏ, khu trú 1 bên cơ hoành
TH khối u quá to thì xạ trị được sử dụng phối hợp hoá trị
Chỉ định:
É U giai đoạn IA, IIA, IB, IIB nhìn chung điều trị hoá trị liệu + tia xạ
É IIIA: hoá trị có hoặc không có tia xạ
É IIIB: hoá trị liệu đơn thuần, đôi khi có tia xạ
É IV: hoá trị liệu
Sau khi đạt được lui bệnh hoàn toàn → theo rõi CTM, X quang phổi, CT ngực, bụng, TSH định kì.
4.3. Phẫu thuật
Thường dùng để lấy mẫu mô xét nghiệm chẩn đoán (sinh thiết hạch). Tuy nhiên trong một số trường hợp như: U lymphô ở trung thất, dạ dày, tuyến giáp, hệ thần kinh trung ương hoặc ở đại tràng gây tắc ruột thì phẫu thuật cắt bỏ được thực hiện như một phương pháp điều trị và tùy trường hợp sẽ tiến hành hóa trị hay xạ trị kèm theo.
4.4. Miễn dịch trị liệu
Dùng các kháng thể đặc hiệu để diệt tế bào u lympho, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại các tổ chức ung thư hiệu quả hơn. Bình thường cơ thể có thể sản xuất ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm như vi khuẩn, vi rút. Trong miễn dịch trị liệu người ta tạo ra các kháng thể đơn dòng để tiêu diệt các tế bào U lymphô.
Ví dụ: một số tế bào U lymphô trên bề mặt có dấu ấn gọi là CD20. Người ta tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu gắn với dấu ấn CD20 này gọi là kháng thể đơn dòng. Kháng thể này sẽ tiêu diệt các tế bào lympho có chứa dấu ấn CD20. Do đó, chỉ có tế bào U lympho bị tiêu diệt còn tế bào bình thường không bị ảnh hưởng nên đạt được hiệu quả điều trị rất cao mà lại rất ít tác dụng phụ.
4.5. Ghép tủy
Khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp trị liệu đã nêu thì ghép tủy sẽ được xem xét thực hiện và là biện pháp trị liệu cuối cùng của bệnh U lymphô.
4.6. Điều trị hỗ trợ
Điều trị những tác dụng phụ của hoá chất
Nếu bệnh nhân giảm sản tuỷ nặng, có thể dùng G-CSF (Neupogen) với liều 5 microgam/kg/ngày cho đến khi xét nghiệm công thức máu ngoại biên máu trở về mức bình thường.
Chống loét miệng: thuốc bôi miệng Zytee, Glycerine Borate
Chống nhiễm khuẩn: Dùng kháng sinh
Chống nôn: Primperan tiêm tĩnh mạch hoặc đặt hậu môn.
Giảm đau
Nếu có dấu hiệu của độc gan và thận: ngừng điều trị hoá chất.
Biên Soạn: Trương Công Sỹ
Bệnh u lympho Hodgkin
Reviewed by sy
on
07:29
Rating:
Không có nhận xét nào: